Doanh nghiệp BĐS lớn thứ 3 Việt Nam: Ông chủ bí ẩn, âm thầm lỗ 30 tỷ/ngày

19/10/2023 11:59

Doanh nghiệp bất động sản kín tiếng có quy mô lớn thứ 3 thị trường, chỉ sau Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Novaland của ông Bùi Thành Nhơn. SDIC là cái tên giới đầu tư ít biết tới, cũng như không rõ ông chủ thực sự là ai.

Doanh nghiệp lớn, nợ khủng

Trong thập kỷ qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản tăng trưởng mạnh, có quy mô lớn đứng đầu thị trường như Vinhomes, Novaland, Hưng Thịnh Land, Becamex, Phát Đạt, Nhà Khang Điền, DIC Corp, Văn Phú - Invest…

Tuy nhiên, có những doanh nghiệp rất kín tiếng cho dù quy mô lớn như trường hợp CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDIC).

Theo một báo cáo mới đây của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), SDIC có tổng tài sản lên tới gần 100.000 tỷ đồng. Nhưngđây cũng là doanh nghiệp có khoản nợ lớn hiếm có tại Việt Nam. Sức khỏe tài chính bết bát.

Giới đầu tư ít biết về doanh nghiệp này cũng như ông chủ thực sự đằng sau là ai.

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, tới cuối quý II/2023, SDIC âm vốn chủ sở hữu gần 1.557 tỷ đồng. Doanh nghiệp này có tổng nợ phải trả lên tới 97.000 tỷ đồng (gần 4 tỷ USD). Dư nợ trái phiếu hơn 6.500 tỷ đồng.

Doanh nghiệp BĐS lớn thứ 3 Việt Nam: Ông chủ bí ẩn, âm thầm lỗ 30 tỷ/ngày

SDIC thua lỗ nặng, âm vốn chủ sở hữu.

Xét về tài sản, tới cuối quý II/2023, SDIC có hơn 95.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 trong các doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam, chỉ xếp sau Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (396.000 tỷ đồng, tính tới giữa năm 2023) và Novaland của ông Bùi Thành Nhơn (257.000 tỷ đồng).

Tổng tài sản của SDIC lớn hơn các doanh nghiệp bất động sản khác như Hưng Thịnh Land (76.000 tỷ đồng), Becamex, Vincom Retail, BIM Group, Nam Long, Bất động sản Phát Đạt, Nhà Khang Điền, DIC Corp, Văn Phú - Invest…

Doanh nghiệp BĐS lớn thứ 3 Việt Nam: Ông chủ bí ẩn, âm thầm lỗ 30 tỷ/ngày

Dự án Sài Gòn Bình An.Đại gia bất động sản kín tiếng, lỗ triền miên

Theo báo cáo, SDIC là công ty cổ phần chưa đại chúng và có lĩnh vực hoạt động chính tính theo giấy phép mới là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Công ty có trụ sở tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM.Người đại diện pháp luật kiêm Phó tổng giám đốc là ông Nguyễn Hồng Phong.

Mặc dù quy mô tài sản rất lớn, lên tới gần 4 tỷ USD nhưng SDIC có kết quả kinh doanh rất yếu kém. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp này lỗ gần 5.402 tỷ đồng, tương đương lỗ hơn 30 tỷ đồng/ngày

Trong năm 2022, SDIC lỗ hơn 3.096 tỷ đồng. Còn trong năm 2021, doanh nghiệp này lỗ gần 154 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2022 của CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), tới cuối năm 2022, số trái phiếu của SDIC chiếm tới gần một nửa danh mục trái phiếu chưa niêm yết của TCBS.

Cụ thể, SDIC vay hơn 3.167 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu cho TCBS. Trong nửa đầu năm 2022, TCBS chưa ghi nhận khoản trái phiếu này trong báo cáo soát xét bán niên.

Doanh nghiệp BĐS lớn thứ 3 Việt Nam: Ông chủ bí ẩn, âm thầm lỗ 30 tỷ/ngày

Tới cuối năm 2022, SDIC có dư nợ trái phiếu với TCBS với tổng giá trị 3.167 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn thành lập năm 1999 và được biết đến là chủ đầu tư dự án Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City). Trong khi đơn vị phát triển dự án là Masterise Homes thuộc Masterise Group.

The Global City là khu đô thị nằm ngay trung tâm Phường An Phú, TP. Thủ Đức (trước là Quận 2), TP.HCM do Masterise Homes phát triển, dự án còn được biết đến với tên gọi Khu đô thị Sài Gòn Bình An (cấp phép ban đầu năm 2001) có quy mô hơn 117 ha với đầy đủ các loại hình từ căn hộ, nhà phố, biệt thự, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại, bệnh viện quốc tế, trường học quốc tế và các dịch vụ cao cấp khác.

Ngân hàng hỗ trợ vay là Techcombank và Vietinbank. Đây là dự án có vị trí và quy mô lớn tại TP.HCM hiện nay.

Theo danh sách nợ thuế đợt III năm 2022 do Cục Thuế TP.HCM công bố, CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn đứng thứ 2 trong số các doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất, với hơn 576 tỷ đồng.

Khu đô thị Sài Gòn Bình An từng được giới thiệu với cái tên Sài Gòn Bình An - Him Lam City. Tuy nhiên, tới đầu 2020, theo tờ Thanh tra, một tập đoàn địa ốc lớn khác đã thay thế nhóm Him Lam. Ông Bùi Đức Khoa ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT. Đây là doanh nhân trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Tới giữa năm 2021, bà Mai Thị Kim Oanh, cựu Trưởng Ban kiểm soát của Masterise Homes được chọn thay thế ông Khoa làm Chủ tịch HĐQT và người đại diện theo pháp luật của SDIC.

Doanh nghiệp BĐS lớn thứ 3 Việt Nam: Ông chủ bí ẩn, âm thầm lỗ 30 tỷ/ngày

Nhiều đại gia bất động sản nghỉ dưỡng lao đaoNhiều doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng lớn lao đao trong bối cảnh các khu du lịch nghỉ dưỡng ế khách. Trong khi đó, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng có dấu hiệu dư thừa.

Bình luận

Theo Nguồn vietnamnet.vn

Doanh nghiệp BĐS lớn thứ 3 Việt Nam: Ông chủ bí ẩn, âm thầm lỗ 30 tỷ/ngày - Thị Trường